Giới thiệu chung
Thông tin tuyên truyền
Tin tức - Sự kiện
Liên kết Website
Thống kê truy cập
Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030
Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020.
Nghị quyết quy định thời gian thực hiện Chương trình là 10 năm, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025; Giai đoạn II: Từ năm 2026 đến năm 2030. Mục tiêu nhằm thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; đến năm 2025 giảm 50% số xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Tổng nguồn kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 tối thiểu là 137.644 tỷ đồng, được bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Nguồn lực thực hiện Chương trình giai đoạn 2026-2030 do Chính phủ trình Quốc hội quyết định trên căn cứ kết quả thực hiện của Chương trình giai đoạn 2021-2025.
Về nguyên tắc, giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình, gồm: đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất; Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân; phát huy tinh thần nỗ lực vươn lên của đồng bào dân tộc thiểu số; Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh; Đa dạng hóa nguồn lực, trong đó ngân sách nhà nước là quan trọng và có ý nghĩa quyết định, ưu tiên phân bổ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong thực hiện Chương trình; huy động, khuyến khích sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Phòng, chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thực hiện Chương trình.
Nghị quyết giao Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Chương trình. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi quyền hạn của mình giám sát việc thực hiện Chương trình./.
Thùy Dương – Phòng TT&ĐB
Tin mới
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sỹ năm 2021 - 29/01/2021 01:56
- Các xã, thôn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được tiếp tục thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội - 26/01/2021 07:46
- Về việc triển khai thực hiện Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 24/6/2020 của thủ tướng Chính phủ - 27/10/2020 04:06
- Hệ thống Quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2015 của Ban Dân tộc - 20/10/2020 08:01
- Quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Nghị định số 49/2020/NĐ-CP ngày 17/4/2020 của Chính phủ - 03/08/2020 02:43
Các tin khác
- Quyết định số 311/QĐ - UBND ngày 18/02/2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản kỳ 2014 -2018 - 25/02/2019 03:15
- Tổ chức tuyên truyền qua buổi nói chuyện chuyên đề về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số - 31/10/2018 06:34
- Ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức 6 tháng đầu năm 2015 - 14/07/2015 09:45
- Ban Dân tộc tỉnh tiếp Đoàn Đại biểu là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và cán bộ hưu trí xã Quy Mỹ, huyện Tân lạc - 19/05/2015 09:55
- Ban Dân tộc tỉnh Tổ chức Hội nghị giao ban công tác Dân tộc 9 tháng đầu, nhiệm vụ công tác 3 tháng cuối năm 2014 và định hướng công tác năm 2015 - 09/10/2014 15:38